5 MÔ HÌNH GIÚP BẠN “SINH TỒN” TRÊN SHOPEE

5 MÔ HÌNH GIÚP BẠN “SINH TỒN” TRÊN SHOPEE


Nếu bạn là những người mới bán hàng trên Shopee hoặc là những người đã từng bán hàng được một thời gian nhưng không định hình được mình đang ở “hình thái” kinh doanh nào, Đây sẽ là những chia sẻ dành cho bạn.


Bán hàng giá rẻ - ở đâu rẻ hơn hoàn tiền

Quan điểm bán rẻ sản phẩm cho rằng khách hàng sẽ ưa thích, lựa chọn sản phẩm có giá cả “Rẻ” hơn so với mặt bằng chung. Khi 1 khách hàng lựa chọn sản phẩm họ luôn luôn đặt yếu tố giá cả lên hàng đầu, thị trường rộng, mặt hàng là phổ biến.

Anh em cần phải mở rộng được quy mô sản xuất, nhập hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và phạm vi phân phối. Mô hình này là hình thái "cổ xưa" nhất, dễ dàng nhận biết và áp dụng.

Theo mô hình giá rẻ này thì yếu tố quyết định đến sự thành công của 1 shop chính là hàng càng bán thì càng phải rẻ, chủ Shop sẽ tập trung vào việc giảm giá thành sản xuất hoặc tăng quy mô nhập hàng những mặt hàng là thế mạnh của mình . Mô hình này được áp dụng với các đại siêu thị như Walmart (Always low prices), Big C (Giá rẻ cho mọi nhà)…

Mô hình này mặt trái dễ dàng nhận thấy là lợi nhuận đem lại là nhỏ, vốn cần phải lớn. Khi cung vượt cầu thì mô hình này khó đảm bảo sự thành công cho chủ shop. Nếu áp dụng mô hình giá rẻ, chỉ nên áp dụng cho tuyến sản phẩm phễu trong shop, khi cần traffic, điểm vận hành...

Mô hình tập trung vào sản phẩm

Với mô hình hoàn thiện sản phẩm cho rằng khách hàng ưa thích những sản phẩm có tính năng sử dụng tốt, chất lượng cao. Mô hình này ưu tiên sản xuất ra các sản phẩm có tính năng ưu việt và chất lượng tốt nhất. Chủ shop cần hoàn thiện sản phẩm không ngừng, cùng là 1 loại máy nhưng remix thêm các chức năng, cải thiện chất lượng không thua kém bất cứ sản phẩm nào đang có trên thị trường.

Trên thực tế quan điểm này dễ khiến chủ shop sa lầy vào quá yêu sản phẩm của mình. “Sản phẩm của chị rất chất lượng em ạ” vậy “Tại sao sản phẩm của chị chất lượng hơn shop khác mà chị không bán được hàng”. Đây là 1 trong những quan điểm dễ dàng nhận thấy với các bạn chủ "yêu mù quáng", chất lượng sản phẩm phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, bạn coi là chất lượng nhưng nếu không thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng thì “chất lượng” bạn nhắc tới chỉ đúng với bạn thôi nha!

Mô hình Master SEO, Black Hat

Mô hình này giải thích cho việc “Tại sao em chi nhiều quảng cáo nhưng mãi không ra đơn”. Đề cao tác dụng của quảng cáo, thủ thuật SEO, chi rất nhiều tiền mua các gói FS. Để có thể bán được nhiều hàng thì phải chi thật nhiều tiền cho các hoạt động quảng cáo, luồn lách với các tips, trick mà quên mất mình là người làm kinh doanh chứ không phải thợ chạy ads.

Tuy nhiên nhiều chủ shop vẫn đang lầm lẫn giữa việc quảng cáo, thủ thuật và Marketing. Để bán thành công 1 sản phẩm thì cái lõi vẫn là chất lượng và chất lượng phải giải quyết được nhu cầu của thị trường mà bạn hướng tới. Thêm 1 tác dụng phụ của mô hình này chính là khi đã cắm đầu vào tối ưu ads thì sẽ có ít thời gian để nghĩ tới kinh doanh.

Mô hình đặt nhu cầu khách hàng lên hàng đầu.

Mô hình này có thể nói là rất tốt và trong môi trường Shopee vẫn chưa được áp dụng quá nhiều. Để thành công, chủ shop cần xác định chính xác nhu cầu và mong muốn của khách hàng là gì? Đồng thời phải thỏa mãn được các nhu cầu đó sao cho hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh. Để áp dụng thành công mô hình này các bạn cần trả lời các câu hỏi như:

  • Khách hàng của mình là ai?
  • Nhu cầu, mong muốn của họ là gì?
  • Bán ở kênh nào?
  • Phân khúc giá hướng tới bao nhiêu là phù hợp?
  • Đối thủ trên thị trường đang giải quyết tốt nhu cầu nào và chưa làm tốt nhu cầu nào?

Mô hình cộng đồng

Khi thông tin trên môi trường mạng tràn lan, khách hàng cần 1 nơi tin tưởng để xem xét trước khi quyết định mua hàng. Các KOL xuất hiện nhằm giúp đỡ giải quyết nhu cầu “khát thông tin”, họ tạo ra cộng đồng với những kiến thức chuyên môn, review sản phẩm, người tiêu dùng cảm thấy biết ơn, khi đã có 1 lượng fans nhất định họ sẽ bắt đầu bước vào quy trình 2 bên là mua và bán. Cách này là cách mình coi là tử tế và đáng để học tập.

Không có mô hình nào hoàn toàn tốt cũng không có mô hình nào là hoàn toàn xấu. Hãy xem xét nguồn lực và thế mạnh của shop bạn là gì và cân nhắc xem mô hình nào là mô hình phù hợp.

Cảm ơn các bạn!

Sách tham khảo "Marketing căn bản - Philip Kotler"

Xem thêm:
Đánh giá của bạn về bài viết này?

Đăng nhận xét